Categories: Tin tức

Các loại bệnh cá thủy sinh hay gặp và cách chữa trị

Các loại bệnh cá thủy sinh hay gặp và cách chữa hiệu quả

Nuôi bể cá cảnh là thú vui được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các loại bệnh cá thủy sinh hay gặp và cách chữa trị hiệu quả nhất. Cá cảnh cũng được xem là 1 loại thú cưng không chỉ mang đến niềm vui mà còn giúp tăng tài lộc, sức khỏe cho gia đình. Vì thế, đây là những hiểu biết cực kỳ quan trọng dành cho người nuôi.

1. Nguyên nhân cá cảnh hay bị bệnh

– Do Oxy trong nước: Việc cung cấp thiếu hay thừa Oxy sẽ khiến cho cá bị suy yếu, mệt mỏi và dễ chết do đó khi nuôi cá bạn cần chuẩn bị những thiết bị cần thiết cung cấp oxy cho cá như: máy sủi oxy

– Do môi trường nước: Nhiệt độ, nồng độ PH hay độ cứng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Vì thế, khi nhiệt độ chênh lệch cao sẽ khiến cho cá dễ bị bệnh.

– Trong nước có các vi khuẩn có hại: Môi trường nước luôn tồn tại các loại vi khuẩn có hại do chất thải cũng như là thức ăn thừa của cá. Chính sự phát triển là lây lan quá nhanh dẫn đến tình trạng cá thủy sinh bị bệnh.

Hình 1: Cá bị bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Các loại bệnh cá thủy sinh hay gặp và cách chữa

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khi nuôi cá thủy sinh bạn sẽ gặp các loại bệnh khác nhau. Dưới đây là những loại bệnh cá cảnh, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất.

Bệnh đốm trắng

– Nguyên nhân: Nguyên nhân xuất hiện bệnh này đó là do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Nó được phát triển thành 3 giai đoạn đó là dưỡng thể ký sinh trùng – trưởng thành – bơi tự do tìm vật chủ.

– Triệu chứng: Khi bị bệnh đốm trắng, biểu hiện của loài cá thủy sinh đó chính là có nhiều nốt nhỏ màu trắng quanh mình. Vì là 1 loại bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, người nuôi cần xử lý tình trạng này càng nhanh càng tốt.

– Cách chữa trị: Bạn nên giảm số lượng cá trong bể nuôi trước khi chuyển chúng sang bể cá có diện tích lớn hơn. Mỗi giờ, hãy tăng nhiệt độ khoảng 1 độ C đến khi nước trong bể đạt 28 – 30 độ C. Tiếp tục pha vào nước với tỉ lệ 1g thuốc tím + 1 lít nước và thay nước sau 3 ngày để giảm tình trạng bệnh.

Hình 2: Bệnh đốm trắng ở cá

Bệnh thối vây, đuôi

– Nguyên nhân: Do chất lượng của nước kém. Khi bắt cá không đúng kỹ thuật, có thể làm bị thương cũng như nhiễm khuẩn 1 số bộ phận trên mang cá.

– Cách chữa trị: Đảm bảo nước trong cá luôn sạch sẽ. Có thể sử dụng Acriflavine và Phenoxethol để chữa trị tình trạng thối vây, đuôi.

Hình 3: Cá bị bệnh thối vây, đuôi

Bệnh xuất huyết

– Nguyên nhân: Do virus Rhabdovirus carpio gây ra. Trường hợp này thường xảy ra với cá chép và do mật độ môi trường sống quá dày cũng như là nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh.

– Triệu chứng: Da cá bị sẫm màu, mắt lồi, mang nhạt, có nhiều điểm xuất huyết trên mang và da cá. Nếu phân tích kỹ hơn, bạn sẽ thấy ruột bị chướng, có dịch trong xoang bụng và sưng tụy.

– Cách chữa trị: Loại bệnh này chưa có phương thuốc đặc trị nên bạn có thể sử dụng thuốc vaccine để thay thế. Tuy nhiên giá thành của loại này khá đắt, vì thế lựa chọn phòng ngừa vẫn là phương pháp tốt nhất.

Hình 4: Bệnh xuất huyết ở cá thủy sinh

Bạn nên để nhiệt độ nước ở mức vừa phải, cứ khoảng 15 phút thì pha theo tỷ lệ 300g muối vào 100 lít nước cùng với Vitamin C. Điều này giúp cho sức đề kháng của cá được tăng lên.

Bệnh nấm

– Nguyên nhân: Do nước bẩn, ô nhiễm hoặc vệ sinh bể chưa sạch.

– Cách chữa trị: Đảm bảo bộ lọc hoạt động tốt và tăng nhiệt độ bể cá lên 30 – 32 độ C. Dùng khoảng 3 – 5 giọt thuốc methylen cho 20 lít nước. Bạn nên thay nước thường xuyên mỗi ngày để đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Ngoài ra, sử dụng muối ăn cũng là một phương pháp trị bệnh nấm cho cá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo muối sẽ được hòa tan trong nước.

Hình 5: Nước quá bẩn khiến cá bị bệnh nấm

Bệnh giun

– Nguyên nhân: Do nấm Aphanomyces Invadan xâm nhập vào ăn thịt cá hay do các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

– Triệu chứng: Xuất hiện các vết viêm loét, mắt lồi hay cổ chướng.

– Cách chữa trị: Điều hòa lượng vôi có trong bể nước theo tỷ lệ 2kg vôi + 100m khối nước. Bạn nên cho cá vào NaCl(2-3%) khoảng 15 phút để làm sạch vi khuẩn cho cá.

Hình 6: Chữa trị bệnh giun ở cá cảnh

Bệnh lở loét

– Nguyên nhân: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên nhiễm trùng khi cá có vết thương, bị bệnh hay sức đề kháng yếu.

– Triệu chứng: Cá có tình trạng viêm nhiễm với các vết loét ở mang.

– Cách chữa trị: Thường xuyên thay đổi nước và đo nồng độ PH, nhiệt độ,.. nước trong bể. Có thể sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh để pha vào nước.

Hình 7: Cá bị bệnh lở loét

Bệnh trùng mỏ neo

– Nguyên nhân: Do trùng gây bệnh Lernaea cắm sâu vào cơ thể cá.

– Triệu chứng: Cá bệnh gầy, kén ăn, có tình trạng xuất huyết và viêm.

– Cách chữa trị: Nên kiểm tra nước trước khi thả cá vào bể. Trường hợp có ký sinh trùng Lernaea, bạn có thể sử dụng 10 – 25 g/m3 thuốc tím trong 1 giờ. Khi phát hiện cá bị bệnh, có thể dùng lá xoan pha vào nước với liều lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 nước.

Hình 8: Các loại bệnh cá thủy sinh hay gặp và cách chữa – Bệnh trùng mỏ neo

Bệnh bong bóng

– Nguyên nhân:

+ Do cá bị dị tật nội tạng bẩm sinh

+ Cá bị táo bón

+ Do vi khuẩn hay ký sinh trùng trong cá.

– Triệu chứng: Cá không thể giữ được thăng bằng khi bơi. Thường khi bơi trong bể nó sẽ bị tình trạng lật sang 1 bên, bơi chổng lên hay trồi xuống đáy bể.

– Cách chữa trị: Tăng nhiệt độ, hạ thấp mực nước và ngừng cho cá ăn khoảng 2 – 3 ngày. Việc này giúp giảm tình trạng táo bón và giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Sau đó dùng thuốc theo quy định của bác sĩ chăm sóc cá.

Hình 9: Cá bị bệnh bong bóng

Bệnh đường ruột

– Nguyên nhân: Cá thủy sinh bị bệnh đường ruột có thể do thức ăn đã bị ôi thiu, chưa được giã đông, để quá lâu hay sự thay đổi môi trường nước đột ngột.

– Triệu chứng: Cá đi phân trắng, bụng phình to trong khoảng 5-6 tiếng mà không xẹp ngay, kèm theo đó là những sợi trắng dài xuất hiện ở hậu môn. Thường những con cá bị mắc bệnh đường ruột sẽ núp vào 1 góc và không ăn.

– Cách chữa trị: Đối với bệnh đường ruột, bạn cần phải chọn đúng phương pháp chữa và kiên trì.

Đầu tiên, bật sưởi Oxy để giúp cá hô hấp được dễ dàng hơn. Tiếp đó, sử dụng viên nén Metronidazol. Mỗi 1 viên thuốc có thể hòa tan với 15 lít nước. Sau 1 ngày, bạn thay khoảng 30% nước và tiếp tục cho thêm 1 viên vào. Vì dạ dày của cá cảnh lúc này khá yếu, bạn không nên để cá hấp thụ thức ăn trong thời gian này.

Hình 10: Bệnh đường ruột ở cá

Bệnh rận cá

– Nguyên nhân: Do ký sinh trùng có dạng hình đĩa tròn tấn công vào hút máu và chất dinh dưỡng từ cá. Khi hút máu cá, loài rận này sẽ tiết thêm 1 chất nào đó làm thu hút nhiều con rận khác và khiến cho cá xuất hiện các vết lở loét.

– Triệu chứng: Trên mình cá xuất hiện các con rận nhỏ, sẫm màu, cá gầy, lở loét,…

– Cách chữa trị: Sử dụng nhíp y tế để gắp rận ra khỏi cá, sau đó dùng keo ong xịt để tránh cá bị nhiễm trùng. Bạn có thể thay thế keo ong bằng muối hột, dung dịch sát khuẩn Iodine, Betadine hay thuốc tím,…

Hình 11: Cá bị bệnh rận cá

3. Cách phòng ngừa bệnh ở cá cảnh

– Đảm bảo nước trong bể luôn sạch sẽ, thoáng mát.

– Cần khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn. Vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng thức ăn để lâu ngày ôi thiu.

– Kiểm tra sức khỏe cá trong bể định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh lý của cá.

– Thả cá hay vợt cá nhẹ nhàng, tránh tình trạng xây xát hay chảy máu ở cá.

Trên đây là những thông tin về các loại bệnh cá thủy sinh hay gặp và cách chữa hiệu quả nhất. Để có thể nuôi cá tốt nhất thì người nuôi cần phải có những kiến thức cơ bản. Bể cá cảnh cũng là một trong những yếu tố giúp cho cá của bạn có được môi trường tốt nhất. Với Becanhatdinh.com, người mua sẽ được tư vấn kỹ càng để có thể lựa chọn bể cá phù hợp với mình. Đây được xem là 1 thao tác quan trọng giúp bạn có được tài lộc và vận khí tốt.

Thông tin liên hệ:

– Hotline: 0974128860

– Địa chỉ: 181 Đường Cầu Diễn – Hà Nội

– Website: www.becanhatdinh.com

Bể Cá Nhật Đình

Recent Posts

Có mấy loại hệ thống lọc bể cá

Có mấy loại hệ thống lọc bể cá? Chúng ta đều biết rằng hệ thống…

4 năm ago

Cách setup bể cá cảnh thủy sinh

Cách tự làm bể cá thủy sinh tại nhà Nuôi cá cảnh là thú vui…

4 năm ago

Người mệnh gì nên làm bể cá trong nhà

Người mệnh gì nên làm bể cá trong nhà? Bố trí bể cá trong nhà…

4 năm ago

Có nên nuôi cá trong phòng ngủ

Giải đáp thắc mắc có nên nuôi cá trong phòng ngủ không Bể cá cảnh…

4 năm ago

Để hồ cá trên bàn thờ ông địa có tốt không

Góc nhìn khoa học tử vi: Để hồ cá trên bàn thờ ông địa có…

4 năm ago

Có nên làm bể cá bằng kính cường lực

Giải đáp thắc mắc có nên làm bể cá bằng kính cường lực Ngày nay,…

4 năm ago