Categories: Tin tức

Cách setup bể cá cảnh thủy sinh

Cách tự làm bể cá thủy sinh tại nhà

Nuôi cá cảnh là thú vui và là đam mê của rất nhiều người. Bể cá cảnh sẽ sinh động và cuốn hút hơn nếu có thêm những cây thủy sinh. Bạn có muốn sở hữu một bể cá như thế? Sau đây là cách setup bể cá thủy sinh cơ bản nhất. Tìm hiểu hướng dẫn dưới đây chắc chắn việc tự làm bể cá thủy sinh tại nhà của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn.

Chọn loại bể cá

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại bể cá thích hợp. Hãy hình dung những ý tưởng của mình, từ đó lên bản phác thảo thiết kế bể cá thủy sinh. Từ những ý tưởng đó bạn sẽ chọn cho mình loại bể cá phù hợp nhất.

Cách setup bể cá thủy sinh

Bể cá cảnh thủy sinh thường làm bằng kính cường lực và có trọng lượng lớn hơn bể cá thông thường do nó chứa thêm các thành phần khác như cát, sỏi, phụ kiện … Bình thường thì một bể cá có kích thước 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg….. Do đó, bạn cần xác định vị trí đặt bể hợp lý. Bể cá cần đặt cố định tại nơi có khả năng chịu lực tốt. Chân đế của bể cá cũng cần chắc chắn để đảm bảo chịu tải trọng tối ưu.

Trải lớp nền

Lớp nền tức là lớp đáy của bể cá. Thường người ta sử dụng cát sỏi, phân bón để làm nền cho bể cá. Đây chính là nơi cung cấp dưỡng chất cho các loại cây thủy sinh. Do đó, cần đảm bảo lớp nền phù hợp để cây bén rễ và sinh trưởng.

Trải lớp nền cho bể thủy sinh

Cần chọn các chất tạo lớp nền sao cho vừa chứa dinh dưỡng vừa không gây đục nước.

Cho nước vào bể

Công đoạn rất quan trọng trong cách setup bể cá thủy sinh chính là cho nước vào bể. Khi đưa nước vào bể thông qua vòi nước hãy dùng túi nilon ngăn vòi nước. Điều này vừa giúp nước không bị đục vừa giúp không làm hỏng lớp nền.

Sắp xếp các viên đá

Trong bể cá thủy sinh không thể thiếu đi sự có mặt của các viên đá. Chúng là yếu tố gia tăng vẻ mỹ quan cho bể cá cảnh đồng thời giúp các cây thủy sinh bám chặt vào đáy. Bạn có thể sắp xếp các viên đá theo ý muốn của mình sao cho bạn cảm thấy ưng ý nhất. Đây cũng là một công đoạn giúp bạn thỏa đam mê sáng tạo của mình khi tự mình setup bể cá thủy sinh tại nhà.

Gắn các cây xanh vào bể

Đây có lẽ là công đoạn mà nhiều người mong chờ nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cần thao tác nhẹ nhàng và khéo léo để không làm ảnh hưởng đến cây thủy sinh.

Gắn cây xanh vào bể thủy sinh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cây thủy sinh khác nhau, do đó, bạn thoải mái lựa chọn cây theo ý thích của mình. Tùy vào đặc điểm của từng loại cây mà gắn chúng tại những vị trí khác nhau trong bể.

Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác rất phù hợp để trồng che phía sau và các cạnh của bể. Trong khi các loại các cây rậm rạp lại phù hợp để trồng  ở các góc như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi.

Thao tác gắn cây vào bể đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo. Do đó, bạn hãy dùng kẹp y tế để kẹp phần rễ sau đó trồng xuống sỏi. Dùng kẹp sẽ giúp thao tác trồng chuẩn xác và không làm tổn thương cây.

Đặt bộ lọc

Trong bể cá cảnh không thể thiếu bộ lọc và bể cá thủy sinh cũng vậy. Đối với bể cá thủy sinh, bộ lọc thường được thiết kế phần đèn trên mặt bể. Các bộ lọc có thể dùng cho bể  thủy sinh là lọc ngoài, lọc tràn và lọc thác.

Đặt bộ lọc cho bể cá thủy sinh

Đối với lọc ngoài thì thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, thường để dưới phần chân bể. Bên trong bể chứa 2 ống nước vào và ra.

Lọc tràn là hệ thống lọc làm bằng kính, được đặt ổn định tại góc bẻ. Phương pháp lọc này thường sẽ loại bỏ toàn bộ váng trên bề mặt và cho hiệu quả lọc tốt. Tuy nhiên, nó lại thích hợp với những loại bể cỡ lớn vì nó chiếm khá nhiều diện tích.

Với những loại bể cá nhỏ thì thích hợp hơn cả với phương pháp lọc thác.

Gắn đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang được dùng để thay thế cho ánh sáng tự nhiên cho nên loại đèn thích hợp nhất là đèn huỳnh quang daylight. Với bể thủy sinh thì không thể sử dụng được các loại đèn có ánh sáng xanh, hồng … Nên đặt bể cá tại nơi có bóng tối để chúng ta có thể kiểm soát ánh sáng tốt nhất cho cây trong bể.

Nhiệt độ

Cách setup bể cá thủy sinh mà ai cũng cần phải chú ý đó chính là nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho bể  thủy sinh thường là dưới 29 độ C. Khi nước vượt quá ngưỡng này chúng ta phải tiến hành làm mát cho bể bằng cách dùng đá cho vào túi nilon và thả xuống bể hoặc dùng gel làm mát.

Thả cá vào bể thủy sinh

Sau khi đã hoàn thành xong các bước trên, hãy thả những chú cá vào bể thôi! Tuy nhiên, bạn lưu ý là không nên thả ngay sau khi vừa hoàn thành setup bể cá thủy sinh mà hãy đợi sau khoảng 7 đến 10 ngày.  Tốt nhất, nên chọn những loại cá không cắn nhau, không ăn cây thủy sinh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bể cá.

Thả cá vào bể thủy sinh

Mỗi tuần thay 1/4 nước bể

Thay nước cho bể cá thủy sinh cũng rất quan trọng bởi vì sau thời gian nhất định nước bể cá sẽ bị đục, bẩn do thức ăn của cá, phân của cá, vi sinh dưới lớp đáy …  Thay nước cho bể cá rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cây thủy sinh và cá sống trong bể.

Chú ý mỗi tuần nên thay ¼ nước bể cá là thích hợp.

Trên đây là những thông tin về cách setup bể cá thủy sinh. Hy vọng những chia sẻ trên đây các bạn sẽ có thể tự mình làm bể cá thủy sinh tại nhà. Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn cách làm bể cá thủy sinh nhanh chóng nhất!

CÔNG TY TNHH NHẬT ĐÌNH

ĐC: 181 Đường Cầu Diễn – Hà Nội

Hotline: 0974128860

Web: www.becanhatdinh.com

Bể Cá Nhật Đình

Recent Posts

Có mấy loại hệ thống lọc bể cá

Có mấy loại hệ thống lọc bể cá? Chúng ta đều biết rằng hệ thống…

4 năm ago

Người mệnh gì nên làm bể cá trong nhà

Người mệnh gì nên làm bể cá trong nhà? Bố trí bể cá trong nhà…

4 năm ago

Có nên nuôi cá trong phòng ngủ

Giải đáp thắc mắc có nên nuôi cá trong phòng ngủ không Bể cá cảnh…

4 năm ago

Để hồ cá trên bàn thờ ông địa có tốt không

Góc nhìn khoa học tử vi: Để hồ cá trên bàn thờ ông địa có…

4 năm ago

Có nên làm bể cá bằng kính cường lực

Giải đáp thắc mắc có nên làm bể cá bằng kính cường lực Ngày nay,…

4 năm ago

Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá

Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá nhanh nhất Cá cảnh ngày nay đã…

4 năm ago