Cá cảnh ngày nay đã trở thành một thú vui tao nhã không thể thiếu đối với nhiều người. Để tăng tính thẩm mỹ và tạo môi trường sống cho cá, người ta thường trồng cây thủy sinh ở đáy bể. Tuy nhiên, do nhiều gia đình chưa biết cách trồng cây thủy sinh trong bể cá nên còn nhiều lúng túng. Bài viết hướng dẫn chi tiết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề đó.
Cây thủy sinh hiểu một cách đơn giản là cây sống dưới nước. Người ta thường trồng và chăm sóc cây thủy sinh như một loại cây cảnh. Đặc tính ưa nước đã giúp chúng được trồng nhiều trong các bể cá, bình thủy tinh trang trí… Giống cây thủy sinh rất đa dạng, thân cây được chia thành nhiều loại như: thân củ, thân đốt, thân bò…
Khi trồng trong bể cá, cây thủy sinh là môi trường tự nhiên thu nhỏ cho cá sinh sống. Đặc biệt, sắc xanh lung linh, khẽ rung rinh nhẹ dưới đáy bể còn tạo ra hiệu ứng sinh động, bắt mắt cho bể cá của bạn. Khi đặt trang trí, bể cá sẽ trở thành điểm nhấn sang trọng cho không gian của bạn.
Mỗi loại thân cây sẽ có những yêu cầu về cách trồng và chăm sóc khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết cách trồng 4 loại thân phổ biến nhất:
Cây thủy sinh thân đốt có đặc điểm kích thước dài ngắn không đồng nhất. Vì thế, người chơi cá cảnh thường thích trồng hậu cảnh bằng loài cây có thân này. Để tạo độ thẩm mỹ hài hòa, bạn nên lựa những cây có kích thước dài để trồng vào phía sau. Đối với kích thước cây ngắn hơn, bạn sẽ bố trí chúng lên phía trước. Vì cây có khả năng sống mạnh mẽ nên bạn có thể cắt ngắn những cành dài để trồng ở các vị trí khác. Lưu ý rằng: bạn cần cắt bỏ phần lá ở gốc cây và sử dụng nhíp để cắm cành xuống nền sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Đặc tính của thân bò là bộ phận rễ và cành phát triển rất nhanh. Khi mới bắt đầu trồng, bạn nên dùng cành để cắm xuống nền dinh dưỡng là tốt nhất. Vì bằng cách này, bạn có thể căn chỉnh hài hòa cây thủy sinh và thẩm mỹ của bể cá. Khoảng cách trồng tốt nhất cho loài thân bò là từ 1-3 cm. Nếu trồng cây với khoảng cách quá dày, cây trưởng thành sẽ nhợt nhạt, thiếu sức sống vì chúng không có môi trường để phát triển. Bạn có thể dùng nhíp để cắm cây xuống nền theo đúng ý muốn của mình hơn.
Thân cây thủy sinh nổi sống rất khỏe và đơn giản nên cách trồng loài cây này là dễ nhất. Khi mua về, cây thủy sinh nổi sẽ kết thành chùm dày, nhiều cành. Bạn phải tách từng nhánh nhỏ ra và thả trên mặt nước. Một bí quyết nhỏ để bạn có thể trồng loài thân nổi đẹp nhất. Bạn không nên tách thân cây quá nhỏ, chỉ nên tách thành cụm vừa phải để cây liên kết và tạo thành khối trang trí đẹp hơn. Nếu tách quá rời, cây sẽ bị dòng nước tản ra nhiều hướng khác nhau. Như vậy, không cần quá cầu kỳ nhưng cây vẫn có khả năng sinh trưởng tuyệt vời.
Cây thủy sinh rễ củ hoặc rễ hình ống có ưu điểm là nặng ở phần gốc, dễ trồng chìm xuống đáy bể. Bạn không cần phải tách nhánh cây cầu kỳ như thân cây nổi mà chỉ cần đặt ngay phần gốc cây xuống nền dinh dưỡng là được. Với thân rễ củ này, bạn sẽ không cần phải sử dụng đến nhíp mà thao tác vẫn rất đơn giản, tiện lợi.
Cây thủy sinh rất dễ trồng và sống khỏe nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan trong cách chăm sóc chúng. Tùy vào độ dài của bộ rễ mà bạn thiết kế nền dinh dưỡng cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn buộc phải cắm rễ cây thủy sinh sâu xuống nền và phủ một lớp sỏi, cát để cây được trụ vững và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Để tạo điểm nhấn, bạn cũng có thể trồng cây trong một bình thủy tinh nhỏ. Sau đó đặt vào bên trong bể cá.
Lớp nền dinh dưỡng rất quan trọng với cây thủy sinh
Tuy là cây ưa nước nhưng lá cây thủy sinh rất dễ bị ngập lún nếu phải tiếp xúc trực tiếp với phần cát, sỏi. Khi trồng, bạn nên để hở một khoảng cách nhỏ phần nối giữa rễ và lá cây. Mẹo nhỏ này giúp hạn chế tình trạng mùi khó chịu trong bể cá, tiết kiệm thời gian vệ sinh bể.
Sau một khoảng thời gian phát triển, cây thủy sinh sẽ kết thành cụm dày hơn. Bạn nên dành thời gian để tách cụm, lấy bớt phần cây thừa ra ngoài. Phần chồi non mọc lên sẽ giúp cây luôn xanh tốt. Các phần lá già bị gãy rụng sẽ không ảnh hưởng đến môi trường nước. Duy trì thói quen vệ sinh bể cá thường xuyên sẽ giúp cá được sống an toàn và cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Thường xuyên tỉa nhánh để cây có môi trường phát triển
Cây thủy sinh nhỏ bé nhưng tinh tế. Bể cá của bạn sẽ nổi bật ngay với những khóm cây thủy sinh này. Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá rất đơn giản chỉ cần bạn bỏ một chút thời gian rảnh rỗi của mình. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
CÔNG TY TNHH NHẬT ĐÌNH
ĐC: 181 Đường Cầu Diễn – Hà Nội
Hotline: 0974128860
Web: www.becanhatdinh.com
Có mấy loại hệ thống lọc bể cá? Chúng ta đều biết rằng hệ thống…
Cách tự làm bể cá thủy sinh tại nhà Nuôi cá cảnh là thú vui…
Người mệnh gì nên làm bể cá trong nhà? Bố trí bể cá trong nhà…
Giải đáp thắc mắc có nên nuôi cá trong phòng ngủ không Bể cá cảnh…
Góc nhìn khoa học tử vi: Để hồ cá trên bàn thờ ông địa có…
Giải đáp thắc mắc có nên làm bể cá bằng kính cường lực Ngày nay,…